Quy trình thiết kế kỷ yếu cơ bản cho doanh nghiệp lần đầu thực hiện

Việc thiết kế kỷ yếu không chỉ là ghi lại những cột mốc quan trọng mà còn là tạo nên một ấn phẩm mang đậm dấu ấn thương hiệu và cảm xúc. Đối với các doanh nghiệp lần đầu thực hiện, dưới đây là quy trình thiết kế kỷ yếu cơ bản doanh nghiệp có thể tham khảo để đảm bảo chất lượng.

Quy trình thiết kế kỷ yếu 4 bước

Quy trình thiết kế kỷ yếu

Bước 1: Biên tập nội dung kỷ yếu

Biên tập nội dung kỷ yếu là bước đầu tiên trong quy trình thiết kế kỷ yếu. Nội dung kỷ yếu như chiếc khung của kỷ yếu, nếu không có nội dung, chúng ta không có dữ liệu để thiết kế. Do đó, nội dung phải là yếu tố đầu tiên trước khi đến các hạng mục khác. Để biên tập nội dung cần bao gồm một số bước sau:

  • Xác định dung lượng trang: Doanh nghiệp cần dự tính số trang phù hợp, tránh quá dài hoặc quá ngắn, đảm bảo đầy đủ thông tin.
  • Xác định chủ đề: Chủ đề cần thể hiện rõ mục tiêu và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải, như sự phát triển một chặng đường hay tầm nhìn trong tương lai.
  • Dàn khung nội dung: Lên khung sườn các phần chính của kỷ yếu, từ lời mở đầu, các đề mục nội dung chính theo từng phần.
  • Thu thập thông tin: Bao gồm thu thập thông tin, số liệu, bài viết liên quan để đảm bảo thông tin kỷ yếu được đầy đủ và chính xác.
  • Biên tập chi tiết: Tất cả thông tin sau khi thu thập cần được chỉnh sửa, sắp xếp một cách logic, chuyên nghiệp và được biên tập thu hút, lôi cuốn người đọc.

Bước 2: Chụp hình kỷ yếu

Trong quy trình thiết kế kỷ yếu, có một bước không thể bỏ qua đó là chụp hình kỷ yếu. Có thể nói nếu nội dung quan trọng đầu tiên thì hình ảnh quan trọng thứ hai. Hình ảnh đẹp hơn vạn câu nói là vậy. Hình ảnh trong kỷ yếu cần đảm bảo hai yếu tố: đảm bảo chất lượng cao và đảm bảo minh hoạ phù hợp với nội dung. Nếu doanh nghiệp không có hình ảnh đáp ứng hai yếu tố này thì cần đăng ký gói chụp ảnh. Bước này sẽ gồm một số bước nhỏ khác như sau:

  • Lên kịch bản chụp kỷ yếu: Xây dựng ý tưởng và kịch bản chụp phù hợp với chủ đề và phong cách kỷ yếu đã đề ra.
  • Lên kế hoạch thời gian chụp: Đảm bảo có kế hoạch chi tiết về ngày giờ, địa điểm chụp, và danh sách người tham gia để không ảnh hưởng đến lịch trình chung.
  • Triển khai chụp: Đội ngũ nhiếp ảnh cần chuyên nghiệp và bắt được những khoảnh khắc đẹp, thể hiện đúng tinh thần của doanh nghiệp.
  • Hiệu chỉnh hậu kỳ: Các bức ảnh cần qua khâu chỉnh sửa để đảm bảo chất lượng về ánh sáng, màu sắc và bố cục trước khi sử dụng.

Bước 3: Thiết kế kỷ yếu

Thiết kế kỷ yếu

Thiết kế kỷ yếu là bước 3 trong quy trình thiết kế kỷ yếu công ty. Bước này sẽ quyết định tính thẩm mỹ của tài liệu này. Thông thường, bước thiết kế này các doanh nghiệp sẽ tìm thuê đơn vị thiết kế kỷ yếu chuyên nghiệp để thực hiện. Bởi tài liệu này số lượng trang nhiều, thông tin nhiều, yêu cầu sự chuyên nghiệp để đảm bảo tiến độ và chất lượng. Một số bước trong quy trình thiết kế kỷ yếu gồm có:

  • Định hướng phong cách thiết kế: Phong cách thiết kế cần phản ánh đúng văn hóa doanh nghiệp, có thể hiện đại, trang trọng hoặc sáng tạo tùy theo yêu cầu.
  • Lựa chọn màu sắc thiết kế: Màu sắc nên đồng bộ với bộ nhận diện thương hiệu để tạo dấu ấn và sự liên kết với hình ảnh doanh nghiệp.
  • Thiết kế bìa kỷ yếu: Bìa là yếu tố đầu tiên gây ấn tượng, do đó cần sáng tạo, thể hiện được sự sang trọng và chủ đề của kỷ yếu.
  • Thiết kế trang ruột: Các trang ruột cần được thiết kế hài hòa, tạo sự cân đối giữa hình ảnh và văn bản, đảm bảo dễ đọc và thu hút.
  • Hiệu chỉnh và hoàn thiện: Sau khi thiết kế xong, cần tiến hành rà soát và hiệu chỉnh từng chi tiết để tránh sai sót và hoàn thiện trước khi in ấn.

Bước 4: In kỷ yếu

Thiết kế kỷ yếu

In kỷ yếu là bước cuối trong quy trình thiết kế kỷ yếu nhưng lại có vai trò quyết định thành phẩm. Sở dĩ như vậy là bởi vì nếu tất cả các bước trên đều hoàn hảo, nhưng khi in ấn với chất liệu không tốt, quy cách gia công không đảm bảo thì thành phẩm đến tay đều không hài lòng. Vì vậy, hãy in thử trước khi in ấn hàng loạt với số lượng lớn. Ngoài ra, hãy chọn dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp để giúp doanh nghiệp lựa chon chất liệu và quy cách in ấn phù hợp với yêu cầu và ngân sách.

  • Xác định số lượng in: Cần dự trù số lượng kỷ yếu cần in dựa trên số lượng người nhận, đối tác và ngân sách hiện có.
  • Lựa chọn quy cách đóng quyển: Để kỷ yếu có sự bền đẹp và sang trọng, cần lựa chọn phương pháp đóng gáy phù hợp như dán keo, đóng lò xo hoặc khâu chỉ.
  • Lựa chọn gia công bìa kỷ yếu: Tùy theo yêu cầu mà bìa có thể được cán màng bóng, mờ, ép kim hay phủ UV để tạo điểm nhấn và sự sang trọng cho ấn phẩm.

Nắm rõ quy trình thiết kế kỷ yếu không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt khi lần đầu thực hiện. Từ việc biên tập nội dung, chụp hình, đến thiết kế và in ấn, tất cả đều phải đồng bộ và chuyên nghiệp để tạo nên một ấn phẩm hoàn chỉnh và mang đậm dấu ấn thương hiệu.

>> TÌM HIỂU THÊM: thiết kế kỷ yếu công ty

BÀI VIẾT LIÊN QUAN